tổng quan Cà Mau
9 Thành phố/ Huyện trực thuộc
Với những năng lực lợi thế, Cà Mau được Chính phủ định hướng thu hút đầu tư để trở thành vùng phát triển năng động và toàn diện, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giàu mạnh, đóng góp vào nền kinh tế của đất nước.
Toạ độ
- Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
- Toạ lạc ở 8o34’ đến 9o33’ vĩ độ Bắc và 104o43’ đến 105o25′ kinh độ Đông
- Cách TP Hồ Chí Minh 370 km (đường bộ)
- Cần Thơ 180 km về phía Nam (đường bộ)
Tiếp giáp
- Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông
- Phía Tây và Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan
- Cà Mau đóng vai trò đặc biệt về chính trị, an ninh quốc phòng và kinh tế của ĐBSCL.
- Là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL, đồng thời thuộc hành lang kinh tế ven biển phía Đông của vùng biển Tây Nam Bộ (Bạc Liêu – Gành Hào – Cà Mau – Năm Căn), hành lang phát triển phía Nam (Bangkok – Phnompenh – Hà Tiên – Cà Mau).
- Bên cạnh đó, Cà Mau là trung tâm của vùng biển thuộc hải phận các nước Đông Nam Á, đặc biệt là trong vùng vịnh Thái Lan, nơi có trữ lượng dầu khí lớn
Điều kiện tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên
Cà Mau được sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giá trị kinh tế cao:
Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có đã mang lại cho Cà Mau tiềm năng to lớn trong việc phát triển kinh tế toàn diện,
đặc biệt là kinh tế thủy sản, du lịch sinh thái và du lịch biển đảo.
Điều kiện xã hội
Dân Số
Với cơ cấu dân số độ tuổi lao động khá cao, Cà Mau cung cấp một lực lượng lao động dồi dào cho các doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn.
Hệ thống giáo dục và đào tạo
Nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua tỉnh Cà Mau đã và đang tích cực đầu tư vào giáo dục. Các Đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại các nước tiên tiến trên thế giới được triển khai thực hiện nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ.
Năng Lượng
Cà Mau định hướng phát triển ngành năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Hiện nay, quy hoạch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã hoàn thiện, hội đồng đang thẩm định rà soát để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, trong đó có tích hợp phương án phát triển hạ tầng năng lượng của tỉnh và danh mục đầu tư các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo (bao gồm các dự án điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi).
cơ sở hạ tầng
Nằm ở vị trí trung tâm bán đảo Cà Mau, Cảng hàng không Cà Mau giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Cà Mau và khu vực, góp phần đưa thành phố Cà Mau vươn lên đô thị loại 2, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh lân cận.
- Đường bộ cấp quốc gia thuộc địa phận Cà Mau:
- Số tuyến: 5
- Tổng chiều dài: 220.09 km
- Đường bộ liên tỉnh, huyện:
- Số tuyến chính: 16
- Tổng chiều dài: 343,56 km
Khu Công Nghiệp
Khu công nghiệp Khánh An
1. Địa điểm: Thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau (tiếp giáp Cụm công nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau). Cách trung tâm Thành phố Cà Mau 10 km và cách sân bay Cà Mau 12 km, cách cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) 40 km, cách cảng Năm căn (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) 63 km, cách cảng Cần thơ 295 km, tàu 2.000 tấn có thể đi lại dễ dàng.
2. Vị trí địa lý:
– Phía Đông giáp: Sông Ông Đốc.
– Phía Tây giáp: Đường Võ Văn Kiệt và đất nuôi trồng thủy sản hiện hữu.
– Phía Nam giáp: Quy hoạch KCN Khánh An mở rộng giai đoạn 2 (hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản).
– Phía Bắc giáp: Cụm CN Khí – Điện – Đạm Cà Mau.
3. Tổng diện tích: 235,86 ha, đã GPMB.
Trong đó,
– Đất công nghiệp: 147,86 ha.
– Đã cho thuê: 125,32 ha (trong đó diện tích xây dựng nhà máy là 114,92 ha/164,11 ha);
– Diện tích đất công nghiệp chưa cho thuê: 49,19 ha (trong đó đã cấp chủ trương đầu tư cho 07 doanh nghiệp với tổng diện tích 30,99 ha, hiện các doanh nghiệp đang làm thủ tục thuê đất, diện tích còn lại là 15,94 ha tiếp tục mời gọi đầu tư).
KCN Khánh An mở rộng: Đang thực hiện thủ tục mở rộng KCN Khánh An thêm 345 ha.
Thông tin – Truyền thông
Hạ tầng kỹ thuật
Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn đã có hệ thống cáp quang Internet và phủ sóng mạng di động 3G, 4G.
Nền tảng IoT của tỉnh đang triển khai bước đầu dựa trên nền tảng 4G cho phép các thiết bị cảm biến đặt ở các địa điểm khác nhau, có thể đo mực nước, độ mặn, độ pH, oxy hòa tan, chất rắn… truyền thời gian thực về DC của tỉnh để lưu trữ và xử lý. Thông qua các API, hệ thống có thể kết nối với các hệ thống khác tại các đơn vị khác như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chia sẻ và cung cấp dữ liệu.
Phát triển nền tảng số
Nền tảng LGSP của tỉnh đã kết nối được với các HTTT và CSDL quốc gia thông qua trục NDXP như CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CSDL quốc gia về văn bản QPPL, CSDL về bảo hiểm, hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến, HTTT đăng ký và quản lý hộ tịch, hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, HTTT quản lý danh mục điện tử dùng chung của các CQNN phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, hệ thống của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.Gần đây, Tỉnh đã kết nối thử nghiệm được với CSDL quốc gia về dân cư của Bộ Công an.