Thương mại nội địa
Giai đoạn 2021 -2030:
Giá trị tăng thêm thương mại trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 8 – 8,5%; đến năm 2030 đóng góp khoảng 11- 13% vào GRDP của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng bình quân 11- 12%/ năm.Phấn đấu đạt trên 40% số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.
Giai đoạn 2031 – 2045:
Giá trị tăng thêm thương mại trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 8,5 – 9,0%; đến năm 2045 đóng góp khoảng 12,5 -13,5% vào GRDP của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng bình quân 10 – 11,5%/ năm. phấn đấu đạt trên 60% số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.
Sản phẩm địa phương
Tính đến 23/11/2023, tại Cà Mau, sản phẩm đạt chuẩn OCOP: 140 sản phẩm
Trong đó:
- Sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao: 06 sản phẩm
- Sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao: 134 sản phẩm
Điểm nổi bật: các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận có giá bán tăng 20%, góp phần tăng doanh thu từ 10-30% và tiếp tục được đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng.
Cà Mau đặt mục tiêu hát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm, trong đó công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt 3 – 4 sao; phấn đấu hỗ trợ và nâng hạng ít nhất 30 sản phẩm đạt 4-5 sao) trong năm 2023.
Xuất nhập khẩu
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,3 tỷ USD.
Trong đó:
- Xuất khẩu thủy sản chiếm 82%
- Riêng mặt hàng tôm chiếm 72% (gần 1 tỷ USD) kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, chiếm 23,3% cả nước.
Cà Mau đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường:
- Đầu tư sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng từ mặt hàng tôm (tôm đông lạnh, tôm khô,..)
- Duy trì mặt hàng phân bón
- Phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới như: may mặc, chuối sấy, mít sấy, cua biển, gạo, các chế phẩm từ đầu vỏ tôm, bột cá,..
Ngành hàng chủ lực
Ngành thuỷ sản
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,3 tỷ USD.
Trong đó:
- Xuất khẩu thủy sản chiếm 82%
- Riêng mặt hàng tôm chiếm 72% (gần 1 tỷ USD) kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, chiếm 23,3% cả nước.
Cà Mau đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường:
- Đầu tư sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng từ mặt hàng tôm (tôm đông lạnh, tôm khô,..)
- Duy trì mặt hàng phân bón
- Phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới như: may mặc, chuối sấy, mít sấy, cua biển, gạo, các chế phẩm từ đầu vỏ tôm, bột cá,..
Tổng diện tích nuôi trồng
thuỷ sản tỉnh Cà Mau ước đạt
ha
Diện tích nuôi cá nước ngọt
tấn
Tổng sản lương tôm khai thác
tấn
Tổng sản lượng thuỷ sản
năm 2023 ước đạt
tấn
Diện tích
nuôi trồng
và sản lượng
khai thác
tôm
ha
Diện tích nuôi tôm
ha
Diện tích nuôi tôm thâm canh
và siêu thâm canh
ha
Diện tích nuôi tôm
quảng canh kết hợp
ha
Diện tích nuôi tôm
quảng canh cải tiến
Ngành nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau chuyển dịch theo hướng vừa khai thác thế mạnh về lúa ở vùng trọng điểm để đảm bảo an ninh lương thực vừa chuyển đổi một phần đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn. Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất những năm qua, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực và một phần nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, bảo đảm an ninh lương thực, ổn định thị trường.
Ngành trồng trọt
Cà Mau là vùng đất mới do phù sa bồi tụ, được hình thành bởi 2 dòng hải lưu ở biển Đông và Vịnh Thái Lan, nhận phù sa của sông Cửu Long bồi đắp. Phần lớn đất đai ở Cà Mau là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, tích tụ qua nhiều năm tạo thành, rất màu mỡ và thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng rừng ngập mặn, ngập lợ và các loại cây chịu phèn mặn như: Mia, chuối, khóm, bồn bồn,… Mô hình sản xuất lúa tại tỉnh Cà Mau rất đa dạng như: Mô hình sản xuất chuyên canh lúa cao sản, mô hình xen canh lúa mùa địa phương – cả đồng, mô hình luân canh lúa màu, mô hình xen canh lúa – tôm cảng xanh, mô hình xen canh lúa – tôm sú, mô hình lúa hữu cơ,…
Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi là một trong bốn ngành hàng quan trọng, khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gần sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Cà Mau. Ngành chăn nuôi của tỉnh được phát triển theo hưởng tập trung công nghiệp gắn với các cơ sở giết mố, chế biến tập trung nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng, phát triển hạ tầng thiết yếu phục vụ hoạt động sản xuất; Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của ngành và gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Sản xuất theo hưởng hàng hoà, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ngành lâm nghiệp
Cà Mau có diện tích rừng chiếm khoảng 77% diện tích rừng của Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là rừng ngập nước. Rừng không chỉ là tài sản quý của quốc gia cần được bảo vệ và phát triển mà còn là sinh kế của hàng nghìn người dân gần liền với rừng. Cà Mau đang chuyển dần diện tích trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn gần với chứng nhận bảo vệ rừng FSC (Forest Stewardship Council), từng bước nâng cao giá trị gia tăng, hoàn thiện mô hình kinh tế hợp tác liên kết theo chuối. Chứng nhận FSC là bằng chứng chứng minh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Sản phẩm có logo FSC trên thị trường thường có giả bản cáo hơn 20 – 30% so với các sản phẩm thông thường; đồng thời giúp người tiêu dùng trên toàn thế giới nhận biết được doanh nghiệp có quan tâm đến việc bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng. Các hình thức liên kết sản xuất ngành hàng gỗ theo chuỗi giá trị, từ cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được địa phương triển khai đồng bộ. Mô hình trồng rừng thâm canh (tràm, keo lai) cho năng suất cao, mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực kinh tế rừng của Cà Mau; góp phần giải quyết sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân trên lâm phần rừng tràm.
Sản phẩm nổi bật
Thuỷ sản đông lạnh
Với lợi thế ba mặt giáp biển, cùng hệ thống kênh, rạch sông ngòi dày đặc, Cà Mau là quê hương của nhiều loại hải sản nước mặn và nước lợ tạo ra nhiều sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ tôm sú và tôm thẻ, chả cá,…
- Sản phẩm thủy sản Cà Mau đã xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Khách hàng thân thiết nhiều năm nay của thủy sản Cà Mau là các thị trường: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,EU, Australia, Canada,…
- Sản lượng tôm đông lạnh của tỉnh là 149.278 tấn
- Tổng sản lượng thủy sản khai thác 214.913 tấn / tons
- Tổng sản lượng tôm khai thác, nuôi trồng 190.199 tấn/ tons
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 32.388 ha
- Diện tích nước mặn, lợ nuôi tôm 266.441 ha
- Diện tích nước ngọt nuôi tôm 164.72 ha
- Trên toàn tỉnh hiện nay có 19.000 ha tôm rừng được chứng nhận quốc tế theo tiêu chuẩn Naturland, EU, Biosusse, ASC 19.000 ha
Đạm Cà Mau
Sản xuất sản phẩm chất lượng với nhiều đặc tính nổi trội, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Đạm Cà Mau đã tạo nên uy tín của riêng mình và trở thành một thương hiệu quốc gia “Hạt ngọc mùa vàng” được bà con khắp mọi miền tin tưởng sử dụng.
- Đạm Cà Mau đã có những bước đi vững chắc, tiến đến vị thế là một trong những doanh nghiệp sản xuất phân bón hàng đầu Việt Nam.
- Sản phẩm Đạm Cà Mau đã có mặt ở nhiều thị trường trong và ngoài nước.
- Đạm Cà Mau đạt sản lượng: ~ 807.000 tấn (tons)
Tôm Cà Mau
Tôm sú Cà Mau là một trong những đặc sản của đất phương Nam. Loại tôm này được nuôi trồng hoàn toàn tự nhiên, ăn những thức ăn tự nhiên nhờ những kỹ thuật canh tác phức tạp.
Thịt của tôm sú Cà Mau ngon ngọt, săn chắc, kích thước cũng tương đối lớn hơn so với tôm thẻ, dài tầm 10 – 13cm. Nhờ hương vị của nó mà giá thành của loại tôm này tương đối cao, nhưng vẫn thấp hơn so với tôm sú mẹ.
Sản phẩm chế biến từ tôm
Khi làm tôm khô theo phương pháp truyền thống, tôm có màu hồng đỏ tự nhiên, thịt tôm giữ nguyên vị ngon và ngọt, kết hợp với hương thơm khó quên, không có mùi tanh của những loại tôm khác. Thương hiệu tôm khô Rạch Gốc Cà Mau đã được cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận nhân hiệu tập thể. Tôm khô Cà Mau lọt vào top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam theo bộ tiêu chí Top món ăn, đặc sản Việt Nam do Hội đồng thẩm định Top Việt Nam, viện kỷ lục Việt Nam chính thức xác lập. Năm 2021, tôm khô Rạch Gốc được tổng hội nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tôn vinh danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”. Cùng với cách chế biến tương tự, Cà Mau còn có sản phẩm chà bông tôm, đây là thực phẩm ăn liền lành mạnh, có giá trị dinh dưỡng cao và dễ sử dụng cho mọi đối tượng khách hàng.
Thương hiệu Cua Cà Mau
Cà Mau có 3 mặt giáp biển, độ mặn cao quanh năm vì thế Cua Cà Mau ngon và thịt chắc hơn những nơi khác. Môi trường lý tưởng là rừng ngập mặn với hệ sinh thái cây đước, cây mắm phong phú đã tạo ra nhiều nguồn thức ăn phong phú cho cua Cà Mau.
Cua Cà Mau sống trong môi trường sinh thái tự nhiên, không sử dụng thức ăn công nghiệp và các loại kháng sinh, thịt cua chắc, có vị ngọt đặc trưng mà hiếm có loại hải sản nào sánh bằng.
Mắm ba khía
Ba Khía Rạch gốc là một trong những nguyên liệu làm mắm đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì thịt ba khía ở vùng này gạch son, thịt thơm và chắc. Mắm Cà Mau không chỉ được các du khách mua về làm quà mà còn được cung cấp đến tận tay người dùng ở khắp mọi nơi, trong và ngoài nước.
Cá đặc sản Cà Mau
Nơi vùng rừng, nước giao hòa như Cà Mau, các loại cá đồng, cá sông, cá biển lại càng đa dạng và đặc sắc hơn bất cứ nơi nào.
Cá chình – cá bống tượng Tân Thành, cá khoai Cái Đôi Vàm đều là những sản phẩm đặc biệt được tỉnh Cà Mau xây dựng bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
Cà Mau là tỉnh có lợi thế rất lớn và đủ điều kiện để ưu tiên phát triển thương mại các sản phẩm về cá tại Việt Nam. Đặc biệt, mặt hàng chả cá của Cà Mau đã được xuất khẩu đi nhiều thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Liên bang Nga, Thái Lan,…
- Sản lượng cá biển: 173.696 tấn (tons)
- Sản lượng cá nuôi: 125.602 tấn (tons)
- Diện tích nước mặn, nước lợ nuôi cá: 1.621 ha
- Diện tích nước ngọt:17.545 ha
Khô các loại
Cá, tôm, mực khô Cà Mau đa dạng và phong phú. Với nguyên liệu tươi ngon, được chế biến bằng phương pháp truyền thống, không tẩm ướp gia vị, các sản phẩm cá, tôm khô của Cà Mau giữ được vị thơm ngon thuần khiết tự nhiên và có chất lượng an toàn tuyệt đối.
Với ngư trường rộng lớn và 3 mặt giáp biển, sản phẩm khô mực Cà Mau từ lâu đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Không chỉ là sản phẩm quà biếu được ưa chuộng, khô mực Cà Mau hiện đã được xuất khẩu đến một số thị trường nước ngoài.
Thương hiệu tôm khô Rạch Gốc, cá khô bổi U Minh Cà Mau là sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể.
Sản phẩm từ gỗ
Cà Mau từ trước đến nay luôn là tỉnh có sản lượng gỗ khai thác rừng tập trung đứng đầu các tỉnh, thành vùng Nam Bộ. Với diện tích trồng tràm và keo lai rộng lớn, Cà Mau là vùng nguyên liệu tiềm năng của các nhà máy sản xuất, chế biến gỗ công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm gỗ ép, viên gỗ nén,…
- Đũa đước
- Than
- Viên nén gỗ
Sản phẩm đặc trưng
Mật ong rừng
Mật ong ở rừng U Minh Hạ trong và vàng như màu cam tươi. Mật sánh quyện, được thu hoạch thủ công, sạch và hoàn toàn tinh khiết. Mật ong Cà Mau có vị ngọt cùng mùi thơm khác biệt có được từ hoa tràm và là quà tặng ý nghĩa được du khách ưa chuộng.
Mật ong Cà Mau được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “MẬT ONG U MINH HẠ”.
Bồn bồn
Dưa bồn bồn là một trong những món ăn đặc trưng của vùng Đất Mũi Cà Mau. Bồn bồn tươi dùng để xào tép, nấu canh. Bồn bồn muối dưa lại có vị giòn ngọt đặc trưng, thêm vị thanh chua, bùi bùi, là một món ăn đặc trưng của Cà Mau và là đặc sản đối với người yêu ẩm thực.
Mắm
Với công đoạn làm mắm tỉ mỉ, công phu, mắm Cà Mau chế biến món ăn nào cũng đều mang đến mùi vị riêng biệt. Mắm cá lóc, mắm cá đồng, mắm con ba khía,…loại nào cũng đậm đà, tươi ngon, chiều lòng mọi thực khách gần xa.
Chuối
Chuối là cây trồng phổ biến đã gắn bó lâu đời với nông dân Cà Mau. Giống chuối laba có được tỉnh chú trọng phát triển nhờ vào tiềm năng lớn và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trái chuối laba có ruột vàng, kết cấu dẻo, vị thanh ngọt, cung cấp nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng.
Ngoài các loại chuối tươi ăn liền, Cà Mau còn có các sản phẩm chuối khô, chuối sấy sản xuất từ nguyên liệu 100% chuối tự nhiên, được chứng nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
- Exported markets: Saudi Arabia and Dubai – members of the United Arab Emirates (UAE), Japan, South Korea, China…
- DIỆN TÍCH TRỒNG CHUỐI: 5.440,3 ha
- Sản lượng: 54.356,8 tấn