Tiềm năng thu hút đầu tư
5.329km²
Vị thế vàng
Là tỉnh ven biển có địa cầu cực Nam của Việt Nam với diện tích lên đến 5329 km²
Trụ cột ngành thuỷ sản
Kinh tế biển
Tiềm lực bất tận
- Với những năng lực lợi thế, Cà Mau được Chính phủ định hướng thu hút đầu tư để trở thành vùng phát triển năng động và toàn diện, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giàu mạnh, đóng góp vào nền kinh tế của đất nước.
- Với trên 95.463 ha đất rừng chủ yếu là rừng tràm, rừng đước ngập nước được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cà Mau kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái xứng tầm trong tương lai không xa. Bên cạnh đó, du lịch văn hóa và khám phá làng nghề truyền thống cũng có sức hấp dẫn độc đáo với đông đảo du khách
Định hướng phát triển
Phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ tài nguyên môi trường; tập trung phát triển các đô thị động lực Cà Mau, Năm Căn, Sông Đốc để tạo sự lan tỏa và kết nối phát triển, xây dựng Sông Đốc thành trung tâm kinh tế biển của tỉnh
Tiềm năng du lịch
Với trên 95.463 ha đất rừng, chủ yếu là rừng tràm, rừng đước ngập nước được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cà Mau kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái xứng tầm trong tương lai không xa. Bên cạnh đó, du lịch văn hóa và khám phá làng nghề truyền thống cũng có sức hấp dẫn độc đáo thu hút du khách.
Hiện Trạng Kinh tế
Sản lượng thuỷ sản
Diện tích và sản lượng nông nghiệp chủ lực
Thương mại và dịch vụ
Doanh nghiệp – Lao động
Kế hoạch phát triển
Mục tiêu tổng quát đến 2030
- Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL.
- Mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt trên 7,5%/năm.
- Quy mô GRDP năm 2030 gấp 2 – 2,5 lần so với năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt trên 146 triệu đồng.
Cơ cấu theo tỷ trọng
- Ngư, nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 23%;
- Công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 36,5%;
- Dịch vụ chiếm khoảng 37%;
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 3,5%
Phát triển kinh tế
Thuỷ sản
- Phấn đấu tổng sản lượng thủy sản giai đoạn 2021 – 2025 đạt 3,3 triệu tấn, đến năm 2030 là 7,1 triệu tấn, tăng bình quân 3%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2021 – 2025 đạt 5,65 tỷ USD, giai đoạn 2026 – 2030 đạt 07 tỷ USD.
Nông Nghiệp
- Thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Mục tiêu đến năm 2025:
- Tăng trưởng GRDP ngư, nông, lâm nghiệp đạt bình quân 5%/năm.
- Tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân 3,5%/năm.
- Tăng năng suất lao động ngư, nông, lâm nghiệp đạt từ 6,5 – 7%/năm.
Công Nghiệp
- Cà Mau phát triển trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước.
- Mời gọi đầu tư nhà máy chế biến thủy, lâm sản, khu dịch vụ hậu cần nghề cá và xưởng sửa chữa tàu cá tại huyện Ngọc Hiển.
- Phát triển công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đặc biệt thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất khí Hydrogen (H2), Amoniac (NH3) tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp hóa chất phù hợp với điều kiện của tỉnh như: phân bón, khí công nghiệp, hóa chất cơ bản.
Du lịch
- Cà Mau xác định phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử.
- Tập trung phát triển sản phẩm và mô hình du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch Mice,…
- Mục tiêu đến năm 2030 Cà Mau hình thành khu, cụm du lịch, trong đó dự án đầu tư khu du lịch di tích Hòn Đá Bạc, khu du lịch Mũi Cà Mau thực hiện hoàn thành các tiêu chí và được công nhận là khu du lịch Quốc gia, khu du lịch Đầm Thị Tường, khu du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau,…
- Đẩy mạnh liên kết và hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng, cả nước và quốc tế.
- Phát huy lợi thế vị trí địa lý là tỉnh Địa đầu cực Nam của Tổ quốc
- Xây dựng, định vị và nâng cao thương hiệu du lịch Cà Mau “Địa đầu cực Nam – Khám phá – Môi trường – Kết nối”, trong đó Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau trở thành một trong những trung tâm du lịch sinh thái, trải nghiệm rừng ngập mặn đặc sắc, điểm đến quan trọng trên các tuyến du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thương mại và dịch vụ
Chiến lược phát triển thương mại Cà Mau giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045:
- Định hướng phát triển mạng lưới thương mại Cà Mau theo hướng văn minh, hiện đại, tăng trưởng nhanh, bền vững.
- Giai đoạn 2021 -2030: giá trị thương mại trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 8 – 8,5%, đến năm 2030 đóng góp khoảng 11- 13% vào GRDP của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng bình quân 11- 12%/ năm. Phấn đấu đạt trên 40% số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.
- Đổi mới và đa dạng các hình thức xúc tiến thương mại, phối họp lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường nội địa vào các chương trình kích cầu tiêu dùng, kết nối cung cầu hàng hóa của tỉnh.
- Phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng có sản xuất tập trung, chợ dân sinh trên địa bàn xã và trung tâm huyện, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới chợ khu vực nông thôn.
- Phát triển và khai thác hiệu quả hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và chợ trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ tiện ích, chuyên doanh, tổng hợp.
Cơ sở hạ tầng
Triển khai thực hiện đề án phát triển vùng Ðất Mũi Cà Mau:
- Tuyến đường nối khu khí – điện – đạm đến Quốc lộ 1.
- Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Cà Mau – Năm Căn với chiều dài dự kiến 43 km, đạt quy mô cấp III đồng bằng.
- Nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 63 đoạn qua địa phận tỉnh Cà Mau.
- Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Hồ Chí Minh.
- Xây dựng tuyến đường ven biển đoạn đi qua tỉnh; xây dựng bến cảng Hòn Khoai (đảo Hòn Khoai); xây dựng Cảng Hàng không Cà Mau…
Phát triển nguồn nhân lực
- Cà Mau hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nâng cao khả năng sáng tạo và thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và chuyên đổi số trong thời kỳ công nghệ 4.0.
- Giai đoạn 2023 – 2025 tuyển sinh, đào tạo cho khoảng 84.000 người, trong đó:
- Cao đẳng 2.835 người
- Trung cấp 855 người
- Đào tạo sơ cấp và đào tạo thường xuyên 80.310 người.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2025 đạt 60%.
Môi trường đầu tư
Cam kết của chính quyền địa phương
- Chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, chuẩn bị tốt mặt bằng để các nhà đầu tư có điều kiện triển khai nhanh dự án. Đồng thời, xem xét hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, hệ thống điện đến hàng rào khu công nghiệp, dự án.
- Sẵn sàng tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, kịp thời xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và nhà đầu tư.
- Định kỳ tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại trực tiếp nhằm hỗ trợ giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính, Cà Mau xếp thứ 3 khu vực ĐBSCL
Chính sách ưu đãi thuế
Cơ Sở Hạ Tầng
Giao Thông
Cơ sở hạ tầng bao gồm các tuyến giao thông, dịch vụ tài chính, viễn thông, điện nước, khu công nghiệp… từng bước được đầu tư đồng bộ, đảm bảo yêu cầu của nhà đầu tư và phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh tế – xã hội.
Điểm hội tụ các tuyến giao thông quốc gia của vùng như:
- Quốc lộ 1
- Quốc lộ 63
- Tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp
- Tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam
- Tuyến đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau
- Tuyến đường Hồ Chí Minh
- Các tuyến đường về trung tâm huyện, xã
- Sân bay Cà Mau
Khu Công Nghiệp
Khu công nghiệp Khánh An
1. Lĩnh vực thu hút đầu tư:
Các ngành công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và phân bón; công nghiệp điện tử, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp chế biến các sản phẩm từ lâm nghiệp; công nghiệp hóa lỏng khí tự nhiên, công nghiệp sau khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Chính sách thu hút đầu tư:
Tất cả các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư đối với địa bàn có mức ưu đãi cao nhất Việt Nam tùy theo từng lĩnh lực dự án đầu tư cụ thể. Ngoài ra, các dự án còn nhận được các hỗ trợ khác của tỉnh như: Đào tạo nghề, giới thiệu lao động, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thương mại xúc tiến đầu tư, khuyến công, khuyến khích về nông nghiệp nông thôn.
Cảng Biển
- Cụm cảng biển Cà Mau nằm trong 5 nhóm cảng biển ưu tiên phát triển giai đoạn 2021 – 2030.
- Tầm nhìn đến năm 2050 nhóm cảng biển Cà Mau là cảng cửa ngõ khu vực Đồng bằng Sông Cửu long, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hoá với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 5,5 – 6,1%/ năm, hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1 – 1,25%/ năm.
- Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1579/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, cụm cảng biển Cà Mau bao gồm:
- Bến cảng Hòn Khoai (tại đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển), mục tiêu trở thành bến cảng tổng hợp tiềm năng phát triển có điều kiện phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư.
- Cảng Năm Căn (huyện Năm Căn, trên sông Cửa Lớn, đoạn từ thị trấn Năm Căn ra phía cửa Bồ Đề), có thể tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 5.000 tấn, trở thành bến cảng tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng, khí và bến khách, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau.
- Cảng Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), tiếp nhận tàu có trọng tải đến 3.000 tấn, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Sông Đốc; có bến cảng tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng, khí và bến khách.
Danh mục đầu tư
Dịch vụ hỗ trợ
Thủ tục hành chính
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch
- Cơ chế một cửa liên thông
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính
Quản lý nhà nước
- Đưa Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính và chính quyền điện tử vào hoạt động nhằm cắt giảm đáng kể các thủ tục và thời gian xử lý hồ sơ, giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Tích cực hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính, hệ thống chính quyền điện tử trong quản lý. Đề cao công tác cải thiện môi trường và năng lực hành chính, xây dựng chính sách minh bạch và quy trình thủ tục hiệu quả.
- Đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề giải phóng mặt bằng, bồi thường và tái định cư. Mục đích chính là giảm thiểu rào cản kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào làm việc tại tỉnh.